Hướng dẫn người dùng cách đọc và chọn thông số nhớt thích hợp cho từng loại xe

Để lựa chọn được đúng loại dầu bôi trơn sử dụng cho động cơ của mình đồng thời biết được cách sử dụng những loại dầu bôi trơn cho máy móc của mình thì người dùng cần biết cách đọc và chọn những thông số nhớt thích hợp cho từng loại xe. Bài viết dưới đây với kinh nghiệm của mình chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn vấn đề này.

 

Cần biết được loại nhớt bạn đang cầm trên tay là gì?

 

Hiện nay trên thị trường dầu nhớt ở Việt Nam sẽ có 3 loại gốc dầu chính đó chính là dầu gốc khoáng, gốc bán tổng hợp và dầu gốc tổng hợp 100%. Thường thì loại gốc dầu của mỗi sản phẩm dầu nhớt sẽ được các hãng sản xuất in lớn và ngay ở mặt trước của chai dầu. Tuy nhiên cũng có những hãng sản xuất không in ở đó. Bạn phải tìm ở đằng sau. Nó sẽ in ở vị trí báo thành phần của nhớt gồm những gì. Thông thường sẽ là: Thành phần gồm dầu … và phụ gia thích hợp. Loại động cơ của xe bạn thích hợp sử dụng loại gốc dầu nào thì bạn đối chiếu và lựa chọn những loại gốc dầu đó.

thông số nhớt

Cần biết được loại nhớt bạn đang cầm trên tay là gì?

 

Bạn cần biết là dầu nhớt bạn đang sử dụng là đa năng hay đơn năng

 

Để biết được dầu nhớt bạn đang sử dụng là đa năng hay đơn năng thì căn cứ vào phần thông số báo cấp độ nhớt ở bao bì sản phẩm là bạn có thể tự phân biệt được.

thông số nhớt

Bạn cần biết là dầu nhớt bạn đang sử dụng là đa năng hay đơn năng

Với những dòng sản phẩm nhớt đa năng thì  chỉ ghi 1 giá trị số như 30, 40 hoặc SAE 30, SAE 40, JAE 30, JAE 40…. Còn nhớt đa năng chúng ta thường biết đến đó là gồm 2 thông số đứng trước và sau chữ W. Thường thấy đứng trước W là 0, 5, 10 và 15 – đứng sau W là 30, 40, 50. như 10w40…

Xem thêm:

 

Hiểu về cấp chất lượng API

 

Trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng chủ yếu sử dụng máy xăng nên chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn chất lượng của dầu được viết bắt đầu bằng chữ S. Và hiện nay thường dùng là SG, SJ, SL, SM, SN… Càng về sau bảng chữ cái thì cấp chất lượng càng tăng lên cao bạn nhé.

 

Hiểu về độ chống trượt bố nồi

 

Trên bao bì của động cơ thì độ chống trượt bố nồi được ghi với chỉ số là  JASO – chỉ số chống trượt bố nồi của động cơ. Thời gian hiện nay đang sử dụng chủ yếu là JASO MA, MA2 và MB. Trong đó, MA, MA2… là dùng cho xe số còn MB là dành cho xe ga vì nó không có phụ gia hỗ trợ trơn trượt bố nồi. Xe tay ga bố nồi khô nên không cần đến chỉ số này quá lớn.

thông số nhớt

Hiểu về độ chống trượt bố nồi

 

Hướng dẫn bạn cách lựa chọn chỉ số dầu hợp lý cho xe

 

Đối với những loại xe tay ga

Các hãng sản xuất dầu động cơ hiện nay thường viết rất rõ dầu cho xe ga thường có thêm chữ Scooter trên dầu. Tuy nhiên, nếu gặp phải hãng nào không có ghi thì bạn nên lựa chọn nó ở mức độ sau: có thể dùng mọi loại gốc dầu của cả 3 loại dầu kể trên. Dùng được cho cả dầu đơn cấp và dầu đa cấp. Dùng cho JASO MB. Đối với xe tay ga thì bạn nên lựa chọn cấp API mức SJ hoặc SL.

Lời khuyên của chúng tôi dành cho những bác tài sử dụng xe tay ga ở Việt Nam đó chính là ở việt Nam hiện nay  nhiệt độ không âm nên chúng ta nên lựa chọn nhớt đa cấp ở khoảng 10W nếu bạn thường xuyên đi lại ở quãng đường ngắn trong ngày. Xe bạn thực sự ít đi thì nên mua dầu đắt hơn chút ở 0W hoặc 5W. Chọn độ nhớt trên ở khoảng W40. Nếu phải đi đường xa liên tục thì chọn W50.

Đối với những xe số không côn tay

Với những dòng xe số không côn tay thường gọi là xe số. Mọi người nên lựa chọn nó theo những tiêu chuẩn về tính năng của nhớt động cơ như sau: lựa chọn dầu gốc bán tổng hợp hay tổng hợp thì sẽ thích hợp. Sử dụng dầu đơn cấp hoặc đa cấp. Nên biết quy đổi tính năng này từ dầu đa cấp với đơn cấp để chọn 2 loại tương đồng. Chọn dầu có thông số JASO MA. Cấp API càng cao càng tốt. Thấp nhất nên là SL

Đối với xe số thì điều bạn cần  quan tâm ở đây đó là JASO nên là MA. Nó không được dùng MB bởi cần bôi trơn bố nồi. Nhưng cũng không cần đến MA2 vì mức độ hoạt động bố nồi hay thay đổi bố nồi ở mức trung bình. Không giống các dòng xe thể thao hay côn tay. Thay đổi liên tục.

Ở Việt Nam, phổ thông nhất là dùng dầu 5-10w30 cho xe có mật độ đi lại nhiều nhưng quãng đường ngắn (điển hình là xe ôm). 5-10W40 cho xe hoạt động mức độ bình thường (Xe đi làm đến cơ quan, sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày). 5-10w50 cho xe đi phượt xa. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website moboitroncd.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *